Trong trường hợp người lao động được tăng lương hay tăng thu nhập đóng bảo hiểm xã hội, cơ quan bảo hiểm sẽ truy thu tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này.
1. Các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động bao gồm:
a) Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
b) Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
Theo quy định trên, các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương BHXH bắt buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động bao gồm:
- Điều chỉnh tăng tiền lương tháng đã đóng BHXH cho người lao động.
- Đóng bù thời gian chưa đóng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.
2. Số tiền truy thu, truy đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:
a) Đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này số tiền truy thu không phải tính lãi chậm đóng.
Trường hợp sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động về nước mới thực hiện truy đóng bảo hiểm xã hội thì số tiền truy thu bảo hiểm xã hội được tính bao gồm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định và tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng.
b) Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề của năm tính truy thu.
Theo quy định trên, số tiền truy thu, truy đóng BHXH được tính như sau:
- Đối với những trường hợp truy thu, truy đóng trong vòng 6 tháng thì không phải tính lãi chậm đóng.
- Sau 6 tháng kể từ ngày có quyết định điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng BHXH cho NLĐ hoặc chấm dứt hợp đồng người lao động về nước mới thực hiện truy đóng BHXH thì số tiền truy thu BHXH được tính bao gồm số tiền phải đóng BHXH bắt buộc theo quy định và tiền lãi trên số tiền phải đóng.
- Lãi suất truy thu được lấy bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề của năm tính thuy thu.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
Bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định đối với người lao động đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc để kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm: Bảo hiểm xã hội và mức đóng bảo hiểm xã hội