Tăng lương tối thiểu có thể gây ra lạm phát và thất nghiệp?

Lượt xem4596
Cập nhật 23/07/2017
Ngày 2/8, hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng năm 2017 lên 7,3%. Tăng lương tối thiểu, một quyết định thoạt nghe thì hoàn toàn có lợi cho người lao động, liệu trên thực tế có đúng như vậy hay không?
Mức lương tối thiểu hiện nay đã quá cao?
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong nhiều nghiên cứu và thống kê đã chỉ ra lương tối thiểu tại phần lớn các quốc gia duy trì ở mức bằng 40-60% mức lương trung bình của người lao động.
Dưới đây là biểu đồ cho thấy tỷ lệ lương tối thiểu so với lương trung bình của người lao động tại các nước thành viên tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) vào năm 2013.
Cá biệt, có khoảng 10% số quốc gia thành viên ILO không áp đặt lương tối thiểu. Tại một số quốc gia khác, mức lương tối thiểu thấp hơn rất nhiều so với lương trung bình: ở Nga là 13%, Ấn Độ là 21%, còn Hàn Quốc là 34%.
Trong khi đó tại Việt Nam, lương tối thiểu hiện nay đã đạt khoảng 75-80% lương trung bình. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với phần đông các quốc gia trên thế giới.
Người lao động có thực sự không đủ sống với mức lương hiện tại?
Có một số luận điểm chỉ ra rằng mức lương tối thiểu hiện nay không đủ sống, do đó phải tăng lương tối thiểu. Luận điểm này dựa vào kết quả khảo sát của tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thực hiện năm 2015 cho thấy mức chi tiêu trung bình của người lao động là 4.247.000 đồng/người/tháng.
Tuy nhiên trên thực tế, ở khảo sát này chỉ có 20% lao động trả lời lương không đủ sống. Điều đó có nghĩa là hiện tại có 80% người lao động sống được với mức lương hiện tại, dù 31% trong số đó cho rằng phải sống tằn tiện.
Thống kê của Tổng Cục thống kê Việt Nam cũng cho thấy mức lương bình quân của người lao động Việt Nam trong năm 2015 vào khoảng 4,6 triệu đồng/người/tháng. Tính trên mỗi gia đình, thu nhập hàng tháng vào khoảng 8,8 triệu đồng.
Qua đó có thể thấy, tồn tại rất ít thông tin chứng minh mức lương hiện tại không đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Tăng lương tối thiểu khiến doanh nghiệp gặp khó
Phiếu điều tra dành cho đối tượng doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Châu Á, Châu Đại Dương của tiểu ban lao động hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBAV) cho một kết quả bất ngờ: 77,9% số doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tại Việt Nam cho rằng tăng lương gây khó khăn cho kinh tế và hoạt động sản xuất.
Nhìn rộng ra, trong giai đoạn từ năm 2006 đến 2016, lương tối thiểu tại Việt Nam đã tăng 5,3 lần. Nếu tính theo trượt giá của VND so với ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái, mức tăng này vào khoảng 3,5 lần.
Với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài, đây là điều khiến họ không thể không lưu tâm, bởi mức lương trả cho người lao động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất, kinh doanh.
Trên thực tế, nếu tính cả chi phí bảo hiểm xã hội và phí công đoàn theo tiền lương tối thiểu, chi phí doanh nghiệp phải trả cho một lao động Việt Nam lúc này đã cao hơn Philippines.
Lương tối thiểu tăng quá nhanh, nhưng năng suất lao động đang tăng quá chậm
Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2006-2015.
Trong cùng thời gian này, theo số liệu của Tổng Cục thống kê, năng suất lao động của Việt Nam tăng từ 24,1 triệu đồng/người/năm lên 79,3 triệu đồng/người/năm, tương ứng mức tăng 3,3 lần.
Như vậy trong 10 năm, mức tăng lương tối thiểu đã tăng gấp rưỡi so với tăng năng suất lao động. Tính trong giai đoạn 2010-2015, theo tổng cục thống kê, năng suất lao động của Việt Nam chỉ tăng 23,6%, thấp hơn nhiều so với mức đề ra là 29-32%.
Tính đến thời điểm hiện tại, năng suất lao động của Việt Nam bằng 1/18 so với Singapore, 1/7 Malaysia, 1/2,7 Thái lan, 1/1,8 so với Philippines và Indonesia. Thống kê này cho thấy thực tế phi logic là lương tối thiểu của Việt Nam nhỉnh hơn Philippines trong khi năng suất lao động thực tế lại chỉ bằng khoảng 56%.
So sánh năng suất lao động Việt Nam với các nước trong khu vực. (nguồn: Tổng Cục thống kê dựa trên số liệu từ ILO)
Về phía người lao động, mức lương tối thiểu thường áp dụng cho lao động phổ thông, lao động không có tay nghề hoặc trình độ. Với việc mức lương tối thiểu liên tục tăng, người lao động sẽ nảy sinh suy nghĩ "chờ" tăng lương theo từng năm thay vì trau dồi kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm.
Tăng lương tối thiểu sẽ gây lạm phát và thất nghiệp?
Trên thực tế, doanh nghiệp thường căn cứ vào hiệu quả hoạt động kinh doanh và đóng góp của người lao động để trả lương. Việc bị áp đặt tăng lương theo lương tối thiểu sẽ khiến gia tăng chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Và khi ấy, mọi chi phí gia tăng này sau đó sẽ được tính vào giá thành sản phẩm, làm giá hàng hóa tăng lên. Giá hàng hóa tăng gây ra lạm phát, mà ở đây gọi là lạm phát do chi phí đẩy.
Cũng phải nói thêm rằng, không phải tất cả những người lao động đều được tăng lương khi lương tối thiểu tăng. Một khi lương tối thiểu tăng kéo theo lạm phát, những người chịu ảnh hưởng tiêu cực sẽ là bộ phận trung lưu, những người không nhận được lợi ích gì từ việc tăng lương tối thiểu.
Kết luận
Về vấn đề này, thiết nghĩ mỗi doanh nghiệp nên đưa ra cho mình những giải pháp nhân sự phù hợp hơn cho việc quản lý thông tin cá nhân của nhân viên một cách chi tiết và khái quát, quá trình công tác, kết quả lao động, đánh giá xếp loại, khen thưởng... để thấy được bao quát thông tin nhân sự, từ đó giúp nhà quản lý có thể đưa ra các đánh giá về nhân sự nhanh chóng, chính xác, định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp.
[Xem thêmKinh nghiệm quản lý nhân sự hiệu quả