Phân biệt luật, thông tư, nghị quyết, nghị định?

Lượt xem3293
Cập nhật 23/07/2017
Hiến pháp là gì? Thông tư là gì? Quyết định là gì? Nghị quyết là gì? Công văn là gì? Thông báo là gì? Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Các loại văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện hành? Là những câu hỏi đang được nhiều độc giả quan tâm. Phần mềm nhân sự online xin chia sẻ câu trả lời như sau:
A. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
B. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
  1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
  2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
  3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
  4. Nghị định của Chính phủ.
  5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  6.  Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
  7.Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
  8.Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
  9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
 10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
 11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
 12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân
C. Khái niêm về Hiến pháp, luật, bộ luật, nghị định, thông tư, quyết định, công văn, văn bản
  1. Hiến pháp là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của một chính quyền.
  2. Bộ luật và luật đều là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội.Các bộ luật và luật này đều có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp) và có phạm vi tác động rộng lớn đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.
Tuy nhiên cần phải phân biệt giữa bộ luật và luật. Bộ luật là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành nhằm điều chỉnh và tác động rộng rãi đến các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực hoạt động nào đó của xã hội (ví dụ: Bộ luật Hình sự,Bộ luật Tố tụng Hình sự,Bộ luật Lao động,Bộ luật Dân sự,...).
Còn luật cũng là một văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành,trình tự ban hành và hiệu lực giống bộ luật,song phạm vi các quan hệ xã hội cầ6n điều chỉnh hẹp hơn,chỉ trong một lĩnh vực hoạt động,một ngành hoặc một giới (ví dụ: Luật đất đai, Luật thuế, Luật xây dựng,...).
  3. Nghị định là chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Mặt khác, nghị định do Chính phủ ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Luật do Quốc hội ban hành.
Nói một cách dễ hiểu hơn thì Nghị định là quy định cho từng lĩnh vực (nhà nước, doanh nghiệp..).
  4. Thông tư là văn bản giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của một ngành nhất định. Đơn giản hơn, có thể nói thông tư dùng để hướng dẫn nghị định, do cấp bộ, bộ trưởng ký ban hành.
  5. Công văn là hình thức văn bản hành chính dùng phổ biến trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Công văn là phương tiện giao tiếp chính thức của cơ quan Nhà nước với cấp trên, cấp dưới và với công dân. Thậm chí trong các tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trong hoạt động hàng ngày cũng phải soạn thảo và sử dụng công văn để thực hiện các hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Tìm thêm: Thông tư nghị định mới nhất về nhân sự