Bộ LĐ-TB-XH vừa có Tờ trình Chính phủ về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều trong Bộ luật lao động, trong đó đề xuất phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Theo phương án này, nam giới sẽ nghỉ hưu khi đủ 62 tuổi, và nữ giới đủ 58 tuổi. Trong bối cảnh quỹ bảo hiểm xã hội đang chịu áp lực trong dài hạn, vấn đề tăng hay không tăng tuổi nghỉ hưu đang còn khá nhiều ý kiến khác nhau.
Nhiều lần đề nghị, nhưng chưa được thông qua:
Chỉ trong vòng 3, 4 năm trở lại đây, vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã hai lần được trình lên Quốc hội trong lần sửa Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 nhưng đều không được các đại biểu đồng ý thông qua.
Một lý do quan trọng nữa là để cân bằng quỹ BHXH. Theo thống kê của Bộ LĐTB&XH, số người đóng BHXH cho một người hưởng ngày càng ít đi. Năm 1996 có 217 người đóng BHXH, có một người hưởng lương hưu. Năm 2000, số người đóng giảm xuống còn 34, năm 2009 còn 11 người và hiện nay cứ 9 người đóng thì có một người hưởng lương hưu…
Có thể tham khảo luật BHXH tại đây:
Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội, Việt Nam có thể đối mặt với việc thiếu hụt nguồn lao động do già hóa dân số trong tương lai, vì thế có thể tính đến phương án tăng tuổi nghỉ hưu. Tuy nhiên, việc tăng mỗi năm 3 tháng như phương án của Bộ LĐ-TB&XH là chưa phù hợp. Bởi sẽ gây khó cho cơ quan bảo hiểm trong việc tính toán lương hưu, và cũng không có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng công việc.
Ý kiến ủng hộ
Nguyên Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Minh Huân phân tích, việc điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là thực sự cần thiết để tận dụng lực lượng lao động vì trên thực tế có nhiều phụ nữ 55 tuổi hay nam giới 60 tuổi vẫn còn sức khỏe muốn tiếp tục làm việc và cống hiến.
Ông Bùi Sỹ Lợi – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề Xã hội của Quốc hội cho rằng, nếu năm 2020 bắt đầu lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu, cứ 3 năm mới nên tăng thêm 1 tuổi. Như vậy, đến năm 2026 nam giới sẽ nghỉ hưu ở 62 tuổi, và năm 2029 nữ giới nghỉ hưu ở 58 tuổi, như vậy sẽ phù hợp cho việc bố trí lao động.
Theo nhiều chuyên gia, nên phân định rõ tuổi nghỉ hưu và công việc chuyên môn thì việc tăng thêm 2 hoặc 3 năm công tác mới thực sự có ý nghĩa, tránh tình trạng tăng thời gian để kéo dài thời gian giữ chức vụ như nhiều ý kiến lo ngại.
Ông Nguyễn Duy Cường, Phó Vụ trưởng Vụ BHXH (Bộ LĐTB&XH) cho biết, đứng trước nguy cơ mất cân đối quỹ hưu trí với nhiều cảnh báo từ các nghiên cứu của các tổ chức quốc tế, các chính sách trong Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã được cải cách rất nhiều.
Một trong những phương án tăng thu BHXH nhanh nhất là tăng tuổi nghỉ hưu lại tiếp tục được xem xét. Nhưng đây cũng lại luôn là quyết định khó khăn hơn cả. Mặc dù đã đến lúc kết thúc quá trình “đóng ngắn, hưởng dài” vì một tương lai xa hơn nhưng sẽ rất khó khi “tăng thời gian đóng, giảm thời gian hưởng” của người lao động.
Cần tính toán rất cụ thể
Tuy nhiên, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lại cho rằng, không có quốc gia nào điều chỉnh tăng tuổi hưu khi đang ở thời kỳ cơ cấu dân số vàng và tỉ lệ thất nghiệp của lao động trẻ còn cao.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi lại cho rằng đây là bài toán phải tính rất cụ thể. Ông Lợi phân tích, phương án 1 mà Bộ đề xuất giữ lại như Bộ luật hiện hành, vẫn giải quyết được vấn đề những người có năng lực, trình độ chuyên môn tiếp tục làm việc, cống hiến chất xám; đồng thời sử dụng được nguồn nhân lực và giải quyết được vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm của một lực lượng lao động hiện nay.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi lại cho rằng đây là bài toán phải tính rất cụ thể. Ông Lợi đưa ra 2 phương án :
Phương án thứ nhất :
Phương án thứ hai:
- Tăng tuổi nghỉ hưu của nam lên 62 tuổi và nữ lên 58 tuổi tăng theo lệ trình mỗi năm tăng 3 tháng.
Hiện, Bộ LĐTB&XH vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến về dự thảo. Dự kiến cuối tháng 12, Bộ sẽ tổng hợp và hoàn thiện lựa chọn phương án chuyển sang Bộ Tư pháp thẩm định, sau đó trình Chính phủ xem xét và trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ ba (khoảng tháng 5/2017), sau khi Quốc hội cho ý kiến sẽ tiếp tục hoàn thiện và trình Quốc hội thông qua (dự kiến vào cuối năm 2017).
Xem thêm tại: phần mềm nhân sự Vhro