Có bao nhiêu loại thuế cá nhân, tổ chức cần biết khi thành lập doanh nghiệp?

Lượt xem7103
Cập nhật 23/07/2017
Một doanh nghiệp sẽ phải đóng những loại thuế nào? Đó là băn khoăn của hầu hết các tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp. Do vậy, khái niệm về các loại thuế do phần mềm nhân sự online cung cấp sau đây sẽ rất hữu ích giúp tổ chức, cá nhân nhận diện các loại thuế và trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ phải đóng những loại thuế nào.
 
1.Thuế môn bài
Theo Thông tư số 156/2013 TT-BTC thì Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm. Mức thu phân theo bậc, dựa vào số vốn đăng ký hoặc doanh thu của năm kinh doah kế trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh kế 
2.Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế cơ bản doanh nghiệp phải đóng mà tổ chức, cá nhân cần biết khi thành lập doanh nghiệp. Theo Điều 11 Thông Tư số 78/2014 TT-BTC quy định Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính căn cứ vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nhân với mức thuế suất. Theo đó:
Mức thuế suất 20% sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp có doanh thu dưới 20 tỷ đồng.
Mức thuế suất 22% sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp có doanh thu trên 20 tỷ đồng.
3.Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Theo Thông tư số 219/TT_BTC thì tùy vào kỳ kê khai và phương pháp kê khai thuế giá trị gia tăng mà có , mà DN có cách tính thuế GTGT khác nhau.
Đối với DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì có 3 mức thuế VAT gồm: mức thuế 10% ; 5% và 0% ;
Đối với DN kê khai thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu thì sẽ tính thuê theo danh mục ngành nghề tính thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu.
4.Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là loại thuế đánh vào một số loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt, cần điều tiết mạnh nhằm hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước
Trường hợp tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt. Mức thuế suất phải nộp tùy thuộc vào loại hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt theo danh mục được quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014. Do đó, khi thành lập doanh nghiệp tổ chức, cá nhân cần tìm hiểu loại hàng hóa, ngành nghề kinh doanh chịu sự điều chỉnh của chế định này.
5.Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà cá nhân phải đóng đối với các thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân. khi thành lập doanh nghiệp cá nhân phải nộp thuế này căn cứ vào thu nhập từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các khoản thu nhập phát sinh thuộc đối tượng chịu thuế.
6.Thuế sử dụng đất
Có hai loại thuế sử dụng đất là thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp. Do đó, Khi thành lập doanh nghiệp tổ chức, cá nhân cần xem xét doanh nghiệp mình có tài sản là quyền sử dụng đất nào thì phải đóng thuế sử dụng đất đối với các loại đất đó.
7.Thuế xuất nhập khẩu
Là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới Việt Nam, hàng hóa đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan hay từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước. Tùy thuộc vào loại hàng hóa áp mức thuế suất % hay thuế suất tuyệt đối mà căn cứ tính thuế khác nhau.
8.Thuế tài nguyên
Khi thành lập doanh nghiệp, nếu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp ở lĩnh vực khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên thì tổ chức, cá nhân phải nộp loại thuế tương ứng với mức thuế suất của tài nguyên đó theo quy định của Luật thuế tài nguyên.
9.Thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Muc tiêu là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội.
Xem thêm: Thông tư Nghị định mới nhất về nhân sư