Máy chấm công hiện nay không còn là một vật dụng xa lạ đối với các doanh nghiệp vì những tiện ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp, công ty.Trong đó máy chấm công vân tay đang dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu của các chủ doanh nghiệp vì sự chính xác, an toàn cũng như cảm giác chuyên nghiệp mà nó đem lại.
Vậy làm thế nào để sử dụng máy chấm công vân tay một cách chính xác:
1. Bước đầu tiên là phải đăng ký vân tay
Trước tiên bạn phải chọn ngón tay có vân tay rõ nét, không bị mờ, xước. Bạn nên chọn ngón tay có hoa tay là tốt nhất. Khi đăng ký, đặt ngón tay thẳng, vân tay ép đều xuống mặt nhận vân tay, và chính diện mắt đọc của máy chấm công vân tay.
2. Dù đã đăng ký vân tay, nhưng sau đó thiết bị lại báo không nhận vân tay?
- Nguyên nhân ở đây chính là do vị trí đặt vân tay lúc bạn đăng ký và vị trí đặt vân tay lúc chấm công khác nhau nhiều dẫn đến việc máy không thể đọc được vân tay của bạn.
- Cách sử lý: đặt lại vân tay cho thẳng, tiếp xúc đều trên bề mặt mắt nhận. còn nếu máy vẫn không nhận thì bạn nên đăng ký lạivân tay đó với yêu cầu lúc đăng ký, vân tay phải được đặt thẳng, ngay ngắn trên mắt nhận. Phải chắc chắn rằng lúc đăng ký vân tay đặt tay thế nào thi lúc chấm công cũng phải đặt như thế.
3. Máy tính và máy chấm công vân tay không kết nối được?
- Nếu máy tính và máy chấm công vân tay không kết nối được thì bạn phải kiểm tra địa chỉ IP của thiết bị. Thiết bị và máy tính phải cùng lớp địa chỉ IP và được khai báo trên phần mềm.
- Mở cửa sổ lệnh run (phím tắt: logo window + R), gõ vào dòng lệnh ping 192.168.1.201 (địa chỉ IP máy chấm công). Đường truyền tốt sẽ không hiện ra dòng chữ “reply from 192.168.1.201……….”
- Nếu hiện ra dòng “Request time out” thì có nghĩa là đường truyền kết nối máy tính với thiết bị bị gián đoạn. Kiểm tra hệ thống dây cáp mạng từ PC đến thiết bị và switch (nếu có).
4. Nhân viên có đi làm nhưng phần mềm không tính công?
- Lúc này chircos một cách duy nhất là kiểm tra dữ liệu chấm công thô. Còn nếu không có dữ liệu chấm công thì có nghĩa nhân viên đó không chấm công.
- Xem lại mục sắp xếp lịch trình cho nhân viên.
- Nếu dữ liệu thô có ghi nhận dữ liệu chấm công thì kiểm tra lại ca làm việc của nhân viên, khoảng thời gian bắt đầu và cho phép chấm công, các điều kiện đi sớm, về muộn, điều kiện bị coi là vắng mặt trong phần quy định chấm công. Đảm bảo nhân viên đi làm đúng ca, không vi phạm các quy định bị coi là vắng mặt.
5. Cần thực hiện thao tác gì trước khi cài đặt lại máy tính có phần mềm chấm công ?
- Tải dữ liệu từ máy chấm công về máy tính.
- Thực hiện lưu trữ dữ liệu hiện tại vào một ổ đĩa khác với ổ C (nơi cài đặt window)
- Sau khi cài đặt lại máy tính,
phần mềm chấm công, thực hiện thao tác chọn dữ liệu từ file lưu trữ trước khi cài lại windows.
- Đăng ký lại phần mềm chấm công.