Cách khắc phục lỗi kết nối máy chấm công thường gặp

Lượt xem4043
Cập nhật 20/07/2017
Nhiều khi sử dụng phần mềm chấm công, bạn kết nối với máy chấm công để tải dữ liệu chấm công của nhân viên về phần mềm nhưng bấm duyệt từ máy chấm công thì phần mềm lại hiện lên 1 thông báo lỗi kết nối.
Dưới đây là một vài lý do để phần mềm không thể kết nối được với máy chấm công và cách khắc phục:
1. Dây mạng có vấn đề:
Máy chấm công kết nối với máy tính thông qua 1 dây mạng, cũng giống như máy tính để vào được mạng internet hay mạng Lan thì máy tính phải có dây mạng được cắm 1 đầu vào máy tính và 1 đầu vào siwtch mạng. Dây mạng cắm vào máy chấm công cũng vậy, 1 đầu dây mạng được cắm vào máy chấm công và 1 đầu được cắm vào siwtch mạng (Rất ít trường hợp cắm trực tiếp dây mạng từ máy tính đến máy chấm công).
Trong trường hợp này bạn thử kiểm tra 2 đầu dây mạng xem có bị lỏng hay không, dây mạng có bị đứt chỗ nào đó hay không, nếu 2 đầu dây mạng bị hỏng hay lỏng, bạn bấm lại 2 hạt mạng là lại có thể kết nối được. Trong trường hợp bị đứt bạn có thể nối lại hoặc thay dây khác.
Để kiểm tra xem có phải lỗi từ dây mạng hay không, bạn kiếm 1 dây mạng khác và bạn chắc chắn nó hoạt động tốt (Ví dụ như dây mạng đang cắm dùng cho máy tính khác cạnh máy tính của bạn), cắm thay thử cho dây mạng đang dùng cho máy chấm công, nếu phần mềm kết nối được với máy chấm công thì chứng tỏ dây mạng bị lỗi.
Lỗi này chiếm đến 80% trong các lần mà khách hàng gọi điện thoại cần hỗ trợ về lỗi kết nối
2. Kết nối sai địa chỉ IP:
Khi setup phần mềm chấm công, kỹ thuật máy chấm công sẽ khai báo 1 địa chỉ IP cho máy chấm công trùng với dải IP của công ty bạn để phần mềm cài trên máy tính của bạn có thể kết nối được máy chấm công.
Trong quá trình sử dụng, có thể bạn cài lại Windows và cài lại phần mềm chấm công, bạn kiểm tra địa chỉ IP trên máy chấm công và khai báo lại IP của máy chấm công trong phần mềm thì khi đó bạn mới kết nối được với máy chấm công.
Địa chỉ IP khi khai báo trên phần mềm chấm công phải trùng với IP của máy chấm công.
Nếu công ty bạn đổi dải mạng, bạn cũng phải thao tác đổi IP cho máy chấm công theo dải IP của công ty bạn. Thao tác đổi như sau:
Từ màn hình Menu chính, ta chọn mục Kết nối. Màn hình tùy chọn kết nối xuất hiện ta chọn tiếp mục Mạng. Sau khi ta điều chỉnh xong các thông số ta chọn Đồng ý (M/OK) để lưu lại
Bạn xem địa chỉ IP của máy chấm công và  điều chỉnh địa chỉ IP sao cho phù hợp với địa chỉ IP của công ty bạn
Trong trường hợp IP của máy chấm công trùng với IP được khai báo trên phần mềm mà vẫn chưa kết nối được, xin xem lại dây mạng ở mục 1.
Ngoài ra còn một vài lý do khách quan khác như máy chấm công bị rút nguồn điện, do lỗi của phần cứng máy chấm công, xong các lỗi này rất ít khi xảy ra.
Khách hàng nếu có nhu cầu sử dụng phần mềm chấm công uy tín có thể sử dụng phần mềm chấm công VHRO được nhiều công ty sử dụng. Phân hệ chấm công là 1 trong những module của phần mềm chấm công VHRO do Công ty công nghệ phần mềm Vitda cung cấp. Phân hệ chấm công quản lý giờ giấc làm việc (Vào/Ra), chấm công cho nhân viên. Ngoài ra, còn quản lý cả các hạng mục chấm công được tạo hàng ngày bởi mỗi nhân viên.
Các bài viết bạn có thể tham khảo:
•    Quản lý chấm công tự động bằng phần mềm chấm công online
•    Giải pháp quản lý chấm công cho nhân viên