Hồ sơ đăng ký thang bảng lương

Lượt xem2815
Cập nhật 06/03/2017
Thang bảng lương đang là một vấn đề nóng trong thời điểm hiện nay khi bước vào đầu năm tài chính. Về quy định và trình tự đăng ký thang bảng lương có thể tham khảo tại hướng dẫn quy trình xây dựng thang bảng lương. Tuy nhiên trong bài viết này sẽ hướng dẫn thành phần hồ sơ một cách chung nhất để quý khách hàng có thể hiểu được một bộ hồ sơ đăng ký thang bảng lương gồm những gì?
 
1. Công văn đề nghị xác nhận đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương
Căn cứ Luật Lao Động, nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013, nghị định 122/2015/NĐ-CP ngày 14/11/2015, Thông tư 17/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22/04/2015. Trên công văn ghi rõ địa chỉ, người liên hệ, ngành nghề được cấp phép kinh doanh, tổng số lao động trong công ty,…
Chú ý: Thông tin về giấy ĐKKD phải là lần ĐKKD đầu tiên và lần cuối cùng
2. Hệ thống thang lương , bảng lương, phụ cấp
(Doanh nghiệp tự xây dựng, ghi rõ mức lương tối thiểu Doanh nghiệp áp dụng) gồm:
a) Thang bảng lương phải có số bậc, chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề ít nhất bằng 5%. Kết quả của phép nhân giữa hai bậc liền kề phải để nguyên hoặc làm tròn lên, không được làm tròn xuống, sau dấu phẩy kể cả là số 0, số 1, số 2, số 3 hoặc số 4 cũng không được làm tròn xuống. Như vậy mới đảm bảo khoảng cách giữa 2 bậc là ít nhất 5%.
b) Mức lương thấp nhất trong thang nghiệp tự dạy nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
c) Mức lương tối thiểu áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I là 3.500.000 đồng.
Xem thêm tại Quy định về mức lương tối thiểu vùng
d ) Quy định rõ thời gian nâng lương thường xuyên và đột xuất của cán bộ và nhân viên trong công ty.
3. Bản quy định chi tiết các tiêu chuẩn và điều kiện áp dụng đối với từng chức danh nghề công việc trong thang lương, bảng lương
Bao gồm các nội dung sau:
– Quy định rõ các tiêu chuẩn và điều kiện về trình độ chuyên môn, vi tính, ngoại ngữ….
– Nội dung công việc đối với từng chức danh công việc trong công ty.
4. Ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời
Được thể hiện bằng văn bản riêng. Trường hợp nếu đơn vị không có ban chấp hành Công đoàn thì phải có biên bản họp toàn công ty thông qua hệ thống thang lương, bảng lương và có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong công ty tham gia.
5. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( photo )
Trên đây là toàn bộ hồ sơ để đăng ký và xây dựng thang bảng lương nộp tại phòng lao động thương binh xã hội thuộc ủy ban nhân dân cấp quận (huyện) nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở. Khách hàng lưu ý một số địa phương sẽ áp dụng nộp bản giấy, một số địa phương áp dụng nộp qua mạng. Khách hàng nên tham khảo trước hoặc liên hệ trực tiếp phòng lao động thương binh xã hội địa phương để tránh mất thời gian.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp muốn rút ngắn quy trình, thủ tục khi xây dựng hồ sơ đăng ký, xây dựng thang bảng lương có thể sử dụng các phần mềm quản lý nhân sự tiền lương để hỗ trợ. Phần mềm quản lý nhân sự tiền lương quản lý thông tin cá nhân một cách chi tiết và khái quát, quá trình công tác, kết quả lao động, đánh giá xếp loại, khen thưởng, kỷ luật, thông tin tài sản, thu nhập. Hỗ trợ nhiều dạng dạng hiển thị khác nhau để nhà quản trị nhân sự thấy được bao quát thông tin nhân sự.
Có thể bạn muốn xem