Góc nhìn nhân sự- Làm sao để cân bằng được đam mê và công việc?

Lượt xem2354
Cập nhật 06/03/2017
Góc nhìn nhân sự- Làm sao để cân bằng được đam mê và công việc?
Không phải tất cả chúng ta đều may mắn tìm được một công việc mà chúng ta yêu thích nhất. Trong thực tế, có rất nhiều những nhiều những nhân viên văn phòng được hỏi, họ đều trả lời rằng họ chưa tìm được công việc phù hợp vs niềm đam mê của họ
 
Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta cân bằng những gì chúng ta thích và những gì chúng ta làm để vẫn đáp ứng nhu cầu thỏa mãn đam mê của bản thân và làm việc tốt, có cuộc sống ổn định?
1.    Thay đổi nghề nghiệp 1 cách thông minh.
Bạn không cần phải bằng mọi cách để chịu đựng công việc mà bạn không thực sự mong muốn làm việc và cống hiến, như vậy khá mất thời gian và công sức. Ví dụ bạn đang là một nhà tuyển dụng nhân sự tại doanh nghiệp, nhưng bạn có đam mê lớn với du lịch.Vậy tại sao bạn không ứng tuyển vào vị trí quản lí nhân sự công tác ứng dụng ở công ty du lịch. Nó sẽ dung hòa cả 2 yếu tố.

2.    Xem xét về quyết định “nhảy việc”
 
Bạn đang đứng trước một lựa chọn lớn cho hiện tại đó là nhảy sang công việc mới mà bạn cho là phù hợp với đam mê của bạn hơn. Điều này không hề đơn giản, bạn cần suy nghĩ hiệu quả của quyết định này. Ví dụ bạn là người sống theo cảm xúc,yêu thích viết văn và truyện, nhưng liệu bạn đã đủ mạnh mẽ để biến những tác câu chuyện, những cảm xúc của bạn thành thu nhập? Nó không hề dễ dàng. Điều quan trọng là bạn cần “cân đo đong đếm” xem quyết định nào an toàn và thông minh. Khi đó bạn yên tâm hơn để thực hiện những việc tiếp theo.
 
 
3. Vẫn duy trì sở thích của bạn như một thói quen
Bạn đang làm việc hằng ngày, điều đó không có nghĩa là bạn vứt bỏ đi đam mê của mình. Bạn có thể theo đuổi nó như một sở thích cá nhân nhằm xả stress sau khi rời văn phòng. Nếu như bạn yêu thích nhiếp ảnh, bạn có thể tự mình khám phá hoặc rủ thêm một vài người bạn khác cùng sở thích đi phượt vào cuối tuần và chụp thật nhiều bức ảnh đẹp. Nó không đơn giản chỉ là thỏa mãn đam mê, nó thực sự là một cách rất hay để thúc đẩy sáng tạo và nâng cao tinh thần làm việc.
4. Tạo lập những kế hoạch phục vụ đam mê
Nếu bạn yêu thích những hoạt động về lĩnh vực xã hội nhưng thực tế bạn không có thời gian để làm tình nguyện viên, bạn nên có kế hoạch chọn một tổ chức từ thiện nào đó và quyên góp tiền hàng tháng, hoặc tận dụng ngày nghỉ cuối tuần để cùng tổ chức đi từ thiện tại những địa điểm khác nhau.
 Lên kế hoạch hợp lí
5. Thắp lại ngọn lửa đam mê trong mình
Bạn đã làm việc tại công ty trong vai trò này nhiều năm bởi vì bạn đam mê công việc đó. Nhưng hiện tại, sau từng đó năm bạn đã mất đi “ngọn lửa nhiệt huyết”. Trong trường hợp này, hãy thử đề nghị với ban lãnh đạo cho bạn được thử sức ở một vai trò mới hoặc tự bản thân bạn đặt mục tiêu cao hơn trong công việc, ví dụ doanh số cần phải tăng gấp đôi hiện tại.
 
Hãy luôn nhớ rằng: “Bất kể là công việc gì, miễn là bạn yêu nó, chắc chắn bạn sẽ thành công”.
Xem thêm 
Nguồn Sưu tầm