​Cơ hội và thách thức của nghề nhân sự

Lượt xem2199
Cập nhật 01/06/2017
Tại sao nói nghề nhân sự có nhiều cơ hội và thách thức? Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong một công ty, cứ khoảng 100 người lao động thì thì cần 1 nhân viên nhân sự. Và nếu đem chỉ số này áp dụng tại Việt Nam, nơi có hơn 488.000 doanh nghiệp đang hoạt động, với khoảng 3,5 triệu người lao động, thì phải cần đến 35.000 nhân viên nhân sự ngay thời điểm hiện tại

Nghề quản trị nhân sự

Phòng nhân sự là phòng ban quản lý rất nhiều công việc liên quan đến hoạt động của công ty, hỗ trợ tất cả các phòng ban khác để cùng phát triển doanh nghiệp. Việc định hướng và quy hoạch nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ phận này.

Thống kê gần đây cho thấy,  trong khối ASEAN, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhân viên bỏ việc khá cao (30%). Hiện nay, trong các công ty, công việc chính yếu của phòng hành chính nhân sự mới dừng lại ở việc thực hiện việc chấm công, tính lương, làm chế độ bảo hiểm, tuyển người, thực hành các yêu cầu về nhân sự do các bộ phận khác yêu cầu, chứ chưa thể tạo ra những chiến lược nhân sự mang tính đột phá cho toàn công ty.  

Nhận thức được điều này, nhiều cơ quan doanh nghiệp đang chủ động trong việc áp dụng những chiến lược nhằm chuyên nghiệp hoa nhằm đảm bảo và thu hút nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng.

Cơ hội nghề nhân sự

Dù là doanh nghiệp đang kinh doanh về lĩnh vực gì, quy mô lớn hay nhỏ, thì trong cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp, phòng nhân sự vẫn luôn được quan tâm, chú trọng. Phòng kinh doanh có nhiệm vụ kiếm tiền về cho doanh nghiệp, phòng kế toán quản lý tài chính chi tiêu, phòng truyền thông có cách phương án marketing hiệu quả, tuy nhiên không thể thiếu phòng nhân sự với chức năng rất đặc thù đó là quản lý tất cả nhân viên của các phòng ban khác. Phòng ban thống kê đánh giá chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Do vậy, là một nhân viên phòng quản lý nhân sự, bạn là người có sức ảnh hưởng và trách nhiệm cao trong công việc.

Thống kê cho thấy, mỗi năm, số cử nhân được đào tạo Quản trị nhân sự trên cả nước vào khoảng vài nghìn cử nhân, số lượng này chỉ chiếm 1/3 con số yêu cầu. Điều đáng lo ngại là, chỉ số ít đội ngũ này có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu từ phía các doanh nghiệp. Thực trạng trên cho thấy, nền kinh có dấu hiệu hồi phục và đi lên thì nhu cầu của xã hội đối với nghề nhân sự đang rất cao.  

Trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh tế, việc cắt giảm nhân viên để đảm bảo sự tồn tại là một trong những giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Chính trong thời điểm khủng hoảng, doanh nghiệp cần nhìn nhận được những nhân tố nào có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của doanh nghiệp. Nhà quản trị giỏi là nhà người nhìn ra được những nhân tố ấy. Dù thế nào đi nữa thì yêu cầu về nguồn quản trị nhân sự có chất lượng cao chưa bao giờ là lỗi thời.

Thách thức của những người làm nghề nhân sự

Trước thách thức tạo ra các sản phẩm dịch vụ mang bản sắc riêng, các doanh nghiệp phải trông đợi vào một nguồn lực chính, đó là “nguồn nhân sự”. Nhà quản trị giỏi là nhà quản trị nhận thức rõ các nhân tố có chất lượng trong tổ chức của mình.

Nhiệm vụ hàng đầu đối với những người làm việc trong lĩnh vực nhân sự là cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế của mình để đáp ứng được nhu cầu của công việc. Luôn phải tự bổ sung cơ sở kiến thức, đồng thời nắm rõ tình hình thị trường. Bên cạnh đó, khả năng đánh giá, cảm nhận về con người và sự suy xét thận trọng là nhân tố then chốt dẫn đến thành công của nhà quản lý. Phòng nhân sự là phòng ban nắm được thống kê chi tiết nhất về chất lượng nhân sự công ty, dựa vào những tiêu chí sẵn có kết hợp với nhu cầu phát triển thì phòng nhân sự phải đưa ra lộ trình và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, phát triển kỹ năng những nhân sự sẵn có, bổ sung những nhân sự mới có năng lực tốt hơn phù hợp với yêu cầu và văn hóa doanh nghiệp.

Với nền kinh tế thị trường đầy thách thức như hiện nay. Có thể nói, các công ty cần có những hướng đi mới, sản phẩm chất lượng… Để làm được những điều này thì quan trọng nhất chính là yếu tố nhân lực. Chỉ có những nhân lực có chuyên môn cao mới có thể giúp công ty phát triển và đi lên.

Do đó, hầu như các công ty đều nhận ra sự quan trọng của bộ phận quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. Họ sẵn sàng chi trả một mức lương cao để tuyển dụng người có khả năng quản trị nhân sự một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Đi cùng với đó cũng là yêu cầu cao dành cho những người theo ngành nghề này.
  • Nâng cao về trình độ chuyên môn và nâng cao kỹ năng trình bày và tư vấn.
  • Chủ động tìm hiểu các kiến thức về lĩnh vực đang làm để có sự hiểu biết và quản lý nhân sự một cách chính xác.
  • Luôn phải trau dồi cho mình một cơ sở kiến thức khá rộng như biết về lĩnh vực họat động của công ty, chức năng của các phòng ban
  • Luôn biết lắng nghe, tư vấn và chia sẻ cho mọi người
  • Có vốn kiến thức sống lớn, kinh nghiệm và cách ứng xử tình huống khéo léo
  • Có khả năng đánh giá, cảm nhận về con người và sự suy xét thận trọng.
Nắm được các phần mềm quản lý nhân sự
Nguồn hanhchinhnhansu.com