Cách ứng xử khi nhân viên nghỉ việc.

Lượt xem2988
Cập nhật 17/03/2017
Trong khi tình trạng nghỉ việc thường xuyên là điều có thể phòng ngừa và ngăn chặn ở một mức độ nào đó, thỉnh thoảng bạn sẽ phải đối mặt với những trường hợp nghỉ việc ngoài mong đợi, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến  quá trình quản lý nhân sự của công ty. Đây là lúc bạn cần vận dụng kỹ năng thương lượng của mình. Nếu một nhân viên quyết định xin nghỉ việc, tốt nhất là bạn để họ đi. Tuy nhiên, nếu cảm thấy công ty không thể thiếu họ được, bạn hãy cố gắng hết sức để giữ họ lại.
 
Đừng cố giữ người muốn ra đi
 Nếu nhân viên đó khăng khăng muốn ra đi thì bạn đừng cố níu giữ. Nếu họ có nể nang mà ở lại thì năng suất làm việc cũng không như bạn mong muốn đâu. Hơn nữa, một vài người sẽ lợi dụng sự thiết tha của bạn để yêu sách này nọ. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến công việc và những người nhân viên khác. Người mới biết đâu lại tốt hơn người cũ!

Yêu cầu nhân viên nộp đơn xin thôi việc
 Hãy yêu cầu họ nộp đơn  thôi việc theo đúng biểu mẫu trong phần mềm quản lý nhân sự thay vì chỉ viết tay hay thông báo bằng miệng, trong đó ghi rõ nguyên nhân xin nghỉ việc. Lý do nghỉ phải phù hợp với luật lao động, quy định riêng của công ty và bản hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên trước đây. Nếu họ đưa ra những lý do không chính đáng, chẳng hạn “Tôi muốn nghỉ việc vì công ty trả lương không xứng đáng” (trong khi mức lương họ nhận đã cao hơn mức thỏa thuận trong hợp đồng) thì bạn phải bác bỏ ngay. Lá đơn sẽ là bằng chứng để tránh những sự tranh cãi hay bất đồng có thể phát sinh sau này.

 Chấp nhận bằng văn bản
Bản thân bạn khi đã chấp nhận để họ ra đi thì cũng nên có văn bản đi kèm. Đó là cách giải quyết của một lãnh đạo đàng hoàng và chuyên nghiệp.

Thẳng thắn trao đổi
 Hãy sắp xếp một buổi trao đổi với nhân viên đó, tìm hiểu xem tại sao họ muốn ra đi. Hãy chân thành để nhận được câu trả lời thành thật nhất. Có thể họ vẫn muốn ở lại làm nhưng có nhiều nỗi bức xúc không thể nói ra. Cuộc trao đổi ngắn có thể giúp bạn giữ chân họ, nếu không thì cũng cho bạn một bài học về cách quản lý nhân viên. Biết đâu họ ra đi do lỗi của bạn thì sao?

Yêu cầu nhân viên đề bạt nhân sự thay thế
Tất nhiên, ý kiến của nhân viên xin thôi việc chỉ là để tham khảo, nhưng chính họ là người hiểu rõ nhất vị trí họ đang làm. Hơn nữa điều đó thể hiện trách nhiệm của họ.
 
 
Đầu tiên, hãy tìm hiểu tại sao họ lại muốn ra đi. Có phải họ muốn nắm bắt một cơ hội mới quá hấp dẫn? Có phải họ nghỉ việc chỉ vì tiền? Có phải họ nghỉ việc để đi làm từ thiện ở vùng sâu vùng xa? Bạn cần phân tích lý do và tìm cách thay đổi ý muốn ra đi của họ.Nếu không thuyết phục được họ ở lại, bạn cần tổ chức một cuộc phỏng vấn thôi việc (exit interview) với nhân viên sắp ra đi. Như vậy, bạn sẽ có thể thu nhận được một số ý kiến chân thật và thẳng thắn về hoạt động của công ty bạn. Qua đó, bạn sẽ biết mình có thể thay đổi điều gì để ngăn ngừa tình trạng này trong thời gian sắp tới. 

Cũng có những trường hợp bạn lại muốn khuyến khích nhân viên nghỉ việc. Nếu nhân viên đã làm việc ở một phòng ban trong nhiều năm và hiện đã cạn kiệt ý tưởng sáng tạo, có lẽ đã đến lúc bạn cân nhắc việc tìm kiếm những “dòng máu” mới. Tuy nhiên, nếu bạn không có ngân sách để tuyển dụng nhân sự mới thì sao?

Đương nhiên, bạn không muốn vướng vào rắc rối với pháp luật khi sa thải nhân viên, nhưng vẫn có những việc bạn có thể làm để khiến nhân viên cảm thấy đã đến lúc họ nên ra đi. Chẳng hạn, thay vì giảm bớt công việc hiện tại của họ, hãy giao những việc có tính chất mới mẻ cho người khác. Người ta sẽ nhanh chóng chán nản khi không tìm thấy điều gì thú vị trong công việc cũ rích của mình.
(Theo hiring.monster.co.uk)
Nguồn: dantri.com