Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên khẳng định: Bảo hiểm y tế BHYT là một chính sách xã hội mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng được Đảng, Nhà nước hết sức coi trọng.
Sau gần 17 năm hoạt động, BHYT đã từng bước phát triển, đạt được một số thành tựu quan trọng: Số người tham gia BHYT tăng, đặc biệt là người nghèo và các đối tượng chính sách; sự tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng được cải thiện rõ rệt. BHYT đã tạo ra nguồn tài chính công đáng kể cho công tác KCB, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh thực tế cho cơ quan y tế. Để có thể đạt được điều này, bản thân các cơ quan y tế cũng phải tham gia vào công tác bảo hiểm này. Thường thì các cơ quan y tế công lập bị yêu cầu phải tham gia. Còn các cơ quan y tế tư nhân được khuyến khích tham gia và họ có tham gia hay không là do tự họ quyết định.
Ở mỗi quốc gia có cách phân loại Bảo hiểm y tế khác nhau. Ví dụ, tại Nhật Bản, Bảo hiểm y tế bao gồm cả các chính sách bảo hiểm ngắn hạn là: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp và khám chữa bệnh. Chế độ bảo hiểm xã hội chỉ gồm có 2 loại là Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm hưu trí. Tại Việt Nam, Bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Bên cạnh đó là Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thất nghiệp. Việt Nam cũng đang hướng tới mô hình Bảo hiểm xã hội đa tầng giống như tại Pháp. Theo đó, khi người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật, trong trường hợp gặp phải các sự cố sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả theo đúng nguyên tắc bảo hiểm.
Để được thanh toán 100% các chi phí phát sinh do sự kiện bảo hiểm gây ra, người tham gia sẽ đóng thêm một số tiền nhất định cho công ty bảo hiểm (do người tham gia lựa chọn) theo hợp đồng đã được hai bên đồng thuận từ trước. Có thể xem các tính đóng bảo hiểm nhân sự cho các cá nhân đang làm việc tại công ty, hay doanh nghiệp tại
PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÂN SỰ. Mô hình bảo hiểm này kiện toàn và phát huy hiệu quả từ chính sách bảo hiểm của Nhà nước, huóng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội.
Nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh cho người bệnh bảo hiểm y tế, nâng cao y đức học, tích cực hưởng ứng Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bộ Y tế phát động "Chương trình Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh, đáp ứng sự hài lòng của người bệnh bảo hiểm y tế" từ ngày 1/7/2009. Chương trình tập trung vào 4 mục tiêu chính: Nâng cao thái độ phục vụ người bệnh; cải cách thủ tục hành chính, giảm thiểu phiền hà trong đón tiếp, khám chữa bệnh và thanh toán viện phí với người bệnh BHYT; chống lạm dụng thuốc, kỹ thuật, xét nghiệm nhằm tiết kiệm nguồn lực y tế và chi phí KCB; nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trong bệnh viện, các cơ sở KCB, đảm bảo quyền lợi của người bệnh có BHYT.
Luật BHYT đã được Quốc hội thông qua ngày 14/11/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2009. Luật này đã thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng và an sinh xã hội về công bằng và phát triển trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân thành pháp luật của Nhà nước, tạo cơ sở pháp lý cơ bản và đầy đủ nhất trong thực hiện chính sách BHYT. Để đánh dấu sự kiện Luật BHYT có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ đã Quyết định lấy ngày 1/7/2009 là "Ngày bảo hiểm y tế Việt Nam".
xem thêm tại: :
Phần mềm nhân sự Vhro