Bảng mô tả công việc của nhà quản lý nhân sự

Lượt xem3085
Cập nhật 09/03/2017
Phòng nhân sự là phòng ban không thể thiếu đối với từng doanh nghiệp. Nhưng công việc của người quản lý nhân sự là gì thì không phải ai cũng hiểu rõ. 

1.    Lập kế hoạch tuyển dụng nhân sự
 

Đây là một trong những chức năng chính của công tác quản trị nhân sự tại doanh nghiệp. Nó đòi hỏi người làm công tác nhân sự phải thường xuyên phân tích nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp. Từ đó xác định những vấn đề cụ thể như doanh nghiệp cần có những lao động như thế nào? Thời điểm nào nên tuyển dụng? Họ có đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết không? Những lao động hiện tại của doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu công việc hiện tại hay chưa?
Việc phân tích này đòi hỏi cả một quá trình theo dõi thường xuyên, kỹ lưỡng và có liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban trong tổ chức
Các công việc cụ thể như sau:
•    Với các phòng ban, bộ phận nhân sự cần thường xuyên theo dõi nhân sự của các phòng ban, lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự.
•    Giám sát, tư vấn quá trình tuyển dụng.
•    Hoạch định chính sách về chế độ của công ty để thu hút nhân lực.
•    Điều phối phòng nhân sự tham gia tuyển dụng các vị trí còn thiếu cho các phòng ban. Tuy nhiên đối với các vị trí cao như phó phòng, trưởng phòng hay liên quan đến các vị trí chuyên môn thì trưởng phòng nhân sự sẽ là người trực tiếp tham gia phỏng vấn.

2.    Đào tạo và phát triển

 
Đây là một quá trình rèn luyện tạo điều kiện cho nhân viên tiếp thu các kiến thức, học tập các kỹ năng mới. Quá trình này yêu cầu trưởng phòng nhân sự phải thường xuyên rà soát và đánh giá các yêu cầu về phát triển kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của nhân viên, của người lao động đảm bảo đáp ứng cho yêu cầu hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Kế hoạch đào tạo và phát triển nhân sự như sau:
•    Xác định chiến lược phát triển của doanh nghiệp đòi hỏi chất lượng nhân sự phải nâng   lên, vì vậy cần đào tạo năng lực nhân viên.
•    Tổ chức nhiều chương trình hội thảo, đào tạo inhouse, tham gia khóa học nhân sự hoặc cử cán bộ chuyên ngành đi học tập tại các trung tâm đào tạo năng lực cán bộ.
•    Xây dựng nhiều buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhân viên, hoặc từ các cấp quản lý đến nhân viên.
•   Tăng cường quan tâm đến nhân sự doanh nghiệp, những người đang làm cố gắng giúp   họ phát huy khả năng, những người nhân sự mới thì tạo điều kiện hòa nhập tốt hơn với    văn hóa làm việc.

3.    Duy trì và quản lý
 


Nguồn nhân lực mạnh không những tạo cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh mà còn là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Thu hút nhân tài là một việc khó, song giữ được nhân tài là công việc nhiều thử thách hơn đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Để làm tốt nhiệm vụ này, nhà quản lý nhân sự cần quan tâm đến 3 vấn đề chính là đánh giá nhân viên, trả công nhân viên và mối quan hệ giữa các nhân viên.
•    Luôn theo sát kết quả làm việc của nhân viên để có được đánh giá khách quan, chính xác nhất. Khi một nhân viên làm việc tốt, họ xứng đáng được khen thưởng, tuyên dương.
•    Trả lương đầy đủ, đúng thời gian để nhân sự yên tâm làm việc và cống hiến.
•    Tăng cường các hoạt động ngoài giờ nhằm thúc đẩy tinh thần gắn kết giữa các nhân viên, đó là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển doanh nghiệp.

4.    Cập nhật thông tin và dịch vụ nhân sự
 
Hệ thống thông tin và dịch vụ nhân sự bao gồm cả một quá trình thu thập, tổng hợp có hệ thống các thông tin và dịch vụ liên quan đến quản trị nguồn nhân lực. Do đó quản lý nhân sự phải là một người truyền tin hiệu quả. Làm sao để tất cả những thông điệp của lãnh đạo công ty phải chuyển đến nhân viên một cách rõ ràng nhất. Từ đó sẽ có sự thống nhất và chia sẻ giữa ban lãnh đạo và nhân viên.
•    Tổng hợp các kế hoạch, thông báo của ban giám đốc, quản lý nhân sự có nhiệm vụ phân bố cấp dưới phòng chuyển đến các nhân viên ở các phòng ban khác nhau.
•    Xây dựng và ban hành các quy chế khen thưởng, báo cáo, xử phạt.

5.    Tạo mối quan hệ trong và ngoài doanh nghiệp
 

•    Ngoài doanh nghiệp: quản lý nhân sự phải là người nắm và xây dựng các mối quan hệ với các cơ quan nhà nước, công ty cung cấp nguồn lực chất lượng cao, sở lao động…
•    Trong doanh nghiệp: quản lý nhân sự cần có mối quan hệ mật thiết với ban lãnh đạo, các phòng ban.
Nhân sự một trong những nguồn lực chính của doanh nghiệp. Tùy vào quy mô, quan niệm của công ty mà công việc của trưởng phòng nhân sự được định hình theo những cách khác nhau. Dù ở cấp độ nào của công tác nhân sự, trưởng phòng nhân sự phải là người vạch ra chiến lược và tuyển dụng đúng người công ty cần, đào tạo phát triển nguồn lực hiện có, duy trì và quản lý nhân viên, hiểu rõ các thông tin và dịch vụ cần thiết cho các nhân viên đó. Một doanh nghiệp muốn phát triển lớn mạnh phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân sự.

Mặt khác, quản lý nhân sự có một bản mô tả công việc rõ ràng, chi tiết là cơ sở cho các hoạt động khác công ty, giúp công ty hiểu được nhân viên nào cần để thực hiện công việc nhân sự tốt nhất. Qua đó trưởng phòng nhân sự cũng sẽ hiểu rõ hơn về nội dung công việc, quyền hạn, trách nhiệm của mình với công việc.