Khi bạn đã thành thạo các thư xin việc, hồ sơ và đang nhận được các yêu cầu cho các cuộc phỏng vấn, đã đến lúc bạn hiểu làm thế nào để thành công trong cuộc phỏng vấn và làm thế nào để bạn càng gần mục tiêu của bạn hơn và có được một công việc phù hợp. Bài viết
phần mềm nhân sự online chúng tôi chia sẻ dưới đây tập trung vào 9 lời khuyên cho một buổi phỏng vấn thành công.
1. Là người đề cập đến “tiền nong” đầu tiên
Bạn sẽ hoàn toàn mất điểm đối với nhà tuyển dụng khi cuộc phỏng vấn chỉ mới bắt đầu được một hai câu hỏi mà bạn đã đề cập đến lương, thưởng. Nhà tuyển dụng sẽ vô cùng khó chịu và cảm thấy bạn ứng tuyển vị trí này chỉ với một mục đích duy nhất là tiền lương. Nếu bạn thuyết phục được họ hiểu bạn là một ứng viên lý tưởng thì người đề cập đến tiền lương chính là nhà tuyển dụng chứ không ai khác.
2. Quá tự mãn
Khi được nhà tuyển dụng hỏi: “hãy kể những thất bại của bạn”. Câu trả lời rằng: “tôi chưa từng thất bại bao giờ”...khi nhà tuyển dụng hỏi những câu như vậy chỉ muốn kiểm tra độ thành thật của bạn thôi nên đừng dại gì mà trả lời những câu đại loại như thế.
3. Đặt quá nhiều câu hỏi lại với nhà tuyển dụng
Trong quá trình phỏng vấn bạn có thể đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng khi thật sự cần thiết và nên tránh hỏi quá nhiều hoặc hỏi những vấn đề không liên quan đến buổi phỏng vấn. Đừng làm nhà tuyển dụng cảm thấy bạn đang phỏng vấn họ.
4. Tôi ghét ông chủ cũ của tôi
Tại một số điểm trong cuộc phỏng vấn, có thể bạn sẽ được hỏi ý kiến của bạn về nhà tuyển dụng hiện tại hoặc trước đây của bạn. Đừng rơi vào bẫy mà nhiều người làm xấu hổ qua các ông chủ hoặc đồng nghiệp, ngay cả khi họ là những người tồi tệ nhất trên hành tinh. Điều này sẽ chỉ phản ánh xấu về bạn mà thôi.
Tập trung vào những điểm tích cực; Những gì bạn thích về vai trò trước đây và những gì bạn đã đạt được cho doanh nghiệp.
5. Chỉ đơn thuần trả lời các câu hỏi phỏng vấn
Trong quá trình phỏng vấn bạn không nên chỉ trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng mà hãy lựa chọn đặt cho họ những câu hỏi thông minh. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy bạn đang lắng nghe và quan tâm đến những gì họ nói. Tránh trường hợp bạn chỉ trả lời cho qua như vậy cơ hội tìm việc của bạn là rất ít.
6. Không định hướng được mục tiêu nghề nghiệp
Bạn không có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng sẽ làm mất niềm tin từ nhà tuyển dụng. Chẳng một nhà tuyển dụng nào tuyển bạn vào làm việc để một thời gian ngắn sao đó bạn lại xin chuyển sang bộ phận khác hoặc công ty khác.
7. Bạn mất tập trung
Trong quá trình phỏng vấn có thể có rất nhiều thứ làm bạn mất tập trung. Hoặc có thể bạn quá lo lắng làm sao để trả lời những câu hỏi từ nhà tuyển dụng.
8. Không trả lời câu hỏi
Chìa khóa ở đây là trong quá trình chuẩn bị. Mặc dù bạn không biết nhà tuyển dụng sẽ hỏi những gì nhưng thông thường các nhà tuyển dụng đều đặt ra những câu hỏi theo chuẩn mực. Vì vậy, bằng cách thực hành các câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn điển hình, bạn sẽ có thể trả lời tốt những câu hỏi của nhà tuyển dụng.
9. Từ chối ngay khi nhà tuyển dụng đưa ra mức lương quá thấp
Nếu nhà tuyển dụng đưa ra mức lương quá thấp, lúc ấy đừng vội từ chối mà hãy trả lời rằng cần suy nghĩ thêm vài ngày. Vẫn cho họ thấy được bạn đang quan tâm đến vị trí ứng tuyển. Sau đó vài ngày bạn hãy gọi điện xem nhà tuyển dụng có thể thay đổi được gì không trước khi đưa ra câu trả lời quyết định.
Một điều bạn cần lưu ý là nếu thật sự yêu thích công việc này thì đừng ngại đồng ý dù lương quá thấp. Bởi nếu bạn thật sự làm được việc và đóng góp nhiều cho công ty thì “ông chủ” bạn sẽ sẵn sàng trả mức lương “hậu hĩnh” để giữ chân bạn.
Chúc bạn có buổi phỏng vấn thành công!