Ứng dụng BSC cho doanh nghiệp

Lượt xem4012
Cập nhật 29/05/2017
Trong bối cảnh tình hình kinh tế hiện nay, doanh nghiệp sẽ phải làm gì để tận dụng và phát triển thế mạnh riêng của mình, khi mà những thước đo truyền thống được ứng dụng trong đánh giá thành quả hoạt động đã dần trở nên lạc hậu.
Đáp ứng yêu cầu đó, hệ thống thẻ điểm cân bằng ra đời, giúp cho các doanh nghiệp định hướng tầm nhìn và chiến lược kinh doanh của mình thông qua bốn mục tiêu cơ bản: tài chính, khách hàng, nội bộ và học hỏi để phát triển.
BSC là gì ?
Thẻ điểm cân bằng (BSC) là phương pháp quản lý hiện đại dựa trên mục tiêu, theo đó định hướng phát triển của doanh nghiệp được thể hiện bằng các chỉ tiêu. Các mục tiêu được tổ chức được xây dựng một cách hài hòa, cân đối dựa trên các ưu tiên quan trọng của tổ chức, doanh nghiệp.
Hệ thống này giúp định hướng hành vi của toàn bộ các hệ thống trong công ty, giúp mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và làm cơ sở cho hệ thống quản lý và đánh giá công việc.
Nội dung của BSC
BSC gồm bốn phương diện cơ bản: Phương diện tài chính, phương diện khách hàng, quy trình hoạt động kinh doanh nội bộ, năng lực học hỏi và phát triển (Tìm hiểu phần mềm VHRO trợ lý đào tạo của doanh nghiệp). 
Vai trò BSC trong quản trị doanh nghiệp:

 
BẢNG BÁO CÁO BSC (BALANCED SCORECARD)
Mục tiêu Chỉ tiêu đo lường Đơn vị tính Phương hướng Ngân sách
Về tài chính Tỷ lệ hoàn vốn ROI
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ROA
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu ROS
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE
Lợi nhuận thặng dư RI
Đánh giá khả năng thanh toán
Giá trị kinh tế tăng thêm EVA
%
%
%
%
Tiền
%, lần
%, tiền
Vốn đầu tư sử dụng cho hoạt động $xxx
Về khách hàng Chỉ tiêu về doanh số, chất lượng hàng bán, khối lượng hàng bán.
Chi phí giao nhận, số bộ chứng từ, thời gian giao chứng từ
%, số lượng
Tiền, số lần, thời gian
Quảng cáo, tiếp thị $xxx
Về quy trình Chỉ tiêu về sản xuất sản phẩm, hiệu quả công việc, chi phí quản lý
Số chứng từ bị sai, chậm trễ, …
%, số lượng, số tiền
Số lượng, thời gian báo cáo
Nghiên cứu phát triển, đầu tư công nghệ… $xxx
Về năng lực Ký năng tay nghề, thâm niên công tác
Chi phí đào tạo trong tổng chi phí, hiệu quả của chi phí đào tạo
Chi phí và số lần đầu tư phát triển hệ thống thông tin quản lý
Quy mô phúc lợi công ty
%, thời gian
Đơn vị tiền
% đơn vị tiền, số lần %
Đon vị tiền
Chi đào tạo nhân viên, khen thưởng $xxx
Tổng cộng $XXX
 
Ứng dụng mô hình BSC trong quản trị doanh nghiệp:
Lập kế hoạch chiến lược: Bốn khía cạnh của thẻ điểm cân bằng phải được giữ cùng với nhau, hoạt động một cách độc lập hướng đến mục tiêu chung của toàn thể công ty. Việc liên kết thẻ điểm với chiến lược của công ty bao hàm ba nguyên tắc:
(1) Những mối quan hệ nguyên nhân - kết quả.
(2) Những người hướng dẫn thực hiện.
(3) Mối liên hệ với tài chính.
Ba yếu tố này, mặc dù tách biệt nhau, nhưng phải được xem xét cùng nhau khi định hình một BSC.
Liên kết cấu trúc và chiến lược của doanh nghiệpCấu trúc và chiến lược của một doanh nghiệp phải được phản ánh trong BSC. Không thể nào một tổ chức gồm những đơn vị kinh doanh chiến lược mà những đơn vị này có BSC riêng của nó, và những BSC riêng này không thể kết hợp lại với nhau để trở thành một BSC lớn hơn. Trong trường hợp đó, toàn bộ sự hoạt động của tổ chức thường đưa ra những đánh giá về những bản điểm riêng đang hoạt động hiệu quả như thế nào. Nhà quản trị nên đưa ra những chủ đề chung hay chiến lược có thể dàn trải trên tất cả các đơn vị kinh doanh. Khi điều này xảy ra, vai trò của BSC lớn sẽ giám sát và đánh giá chúng có hiệu quả như thế nào trong việc đạt đến chiến lược chung.
Xác định rõ mục tiêu và thiết lập ngân sách phân bổ tài nguyên: Việc tổ chức quản lý để một tổ chức hướng đến một mục tiêu chung là vô cùng quan trọng, nhưng nó phải được kết hợp với những mục tiêu hữu hình của quá trình kinh doanh. Quá trình kinh doanh phải điều chỉnh những nguồn lực vật chất và tài chính với chiến lược. Có bốn bước để đạt được kế hoạch chiến lược tầm xa và quá trình dự thảo ngân sách hoạt động.
  • Một là, phải thiết lập những mục tiêu tầm xa. Những mục tiêu có nhiều tham vọng phải được xác lập để đánh giá mà mọi nhân công có thể chấp nhận;
  • Hai là, xác định và hợp lý hóa những sáng kiến mang tính chiến lược. Ý tưởng ở đây là điểu chỉnh những sáng kiến với những mục tiêu về thẻ điểm;
  • Ba là, xác định những mục tiêu liên đới trong hoạt động kinh doanh. Điều này được thiết kế để mang sự cái tiến vào việc điều chỉnh, phân bổ các yếu tố mà bao hàm những đơn vị kinh doanh hay toàn thể công ty mẹ với những mục tiêu về thẻ cân bằng;
  • Bốn là, việc liên kết những kế hoạch dài hạn (từ 3 đến 5 năm) với những hoạt động ngân sách để có thể so sánh biểu hiện với những kế hoạch chiến lược. chúng cho phép tầm nhìn của BSC trở nên thực tế.
Đánh giá trách nhiệm nhân viên: Đánh giá thành tích của nhân viên thông qua việc phân tích các chỉ tiêu, so sánh với chi phí thực hiện, ngân sách thực hiện, đánh giá khả năng hoàn thành công việc của nhân viên. BSC đánh giá thành quả hoạt động kinh doanh của các nhân viên, bộ phận ứng với các trách nhiệm đã giao cho nhân viên. Đây là quá trình đánh giá các trung tâm trách nhiệm trong DN.
Lập báo cáo của BSC gắn với các mục tiêu đặt ra ban đầu của DN: Các báo cáo của phương pháp BSC chỉ ra mối quan hệ giữa bảng cân đối các chỉ tiêu thực hiện và bảng kế hoạch phương hướng hoạt động của DN.
Ứng dụng phần mềm quản lý theo mô hình BSC: Hiện nay có phần mềm được ứng dụng rộng rãi giúp các doanh nghiệp, tổ chức quản trị theo mô hình Balanced Scorecard là phần mềm VHRO của Công ty Công nghệ phần mềm Vitda, giúp các các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức đo lường, quản lý hiệu quả và thành công theo mô hình BSC.
Kết luận
Ứng dụng BSC trong quản trị doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị xác định các dự án, hành động ưu tiên giúp hiện thực hóa chiến lược. Qua các chỉ số đo hiệu quả về bốn yếu tố được báo cáo định kỳ, thường xuyên giúp cán bộ lãnh đạo nắm được cảnh báo sớm và có quyết định chính xác, kịp thời hơn. Công cụ này cũng làm rõ mối liên kết giữa các mảng hoạt động trong tổ chức với chiến lược. Qua đó mỗi nhân viên hiểu rõ hơn vị trí và vai trò của mình trong chiến lược, để tăng cường động lực đóng góp cho doanh nghiệp.