Nghề nhân sự – Nhiệm vụ và chức năng các phòng ban

Lượt xem2281
Cập nhật 01/06/2017
Với mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào mô hình khác nhau sẽ có những phòng ban khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản các DN đều có những phong ban cố định với nhiệm vụ và chức năng không thể thay thế được.

1. Phòng hành chính

Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về các vấn đề liên quan đến nhân sự, công văn, hợp đồng, các quy chế áp dụng cho công ty.
Tham mưu về cách tổ chức các phòng ban, nhân sự theo mô hình công ty.
Lên kế hoạch tuyển dụng và phát triển nhân lực.
Lưu trữ các hồ sơ, văn bản, giấy tờ quan trọng.
Soạn thảo các văn bản, các tài liệu hành chính lưu hành nội bộ và gửi cho khách hàng.
Đón tiếp khách, đối tác.
Quản lý tài sản cố định và bảo dưỡng tài sản của công ty.
Tổ chức, quản lý theo dõi kiểm tra các công tác liên quan đến trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh…

2. Phòng kinh doanh

Tham mưu cho lãnh đạo về các chiến lược kinh doanh.
Xây dựng kế hoạch, chiến lược kinh doanh theo tháng, quý, năm.
Giám sát và kiểm tra chất lượng công việc, sản phẩm của các bộ phận khác nhằm mang đến khách hàng chất lượng dịch vụ cao.
Có quyền nghiên cứu, đề xuất với lãnh đạo các chiến lược kinh doanh.
Nghiên cứu đề xuất, lựa chọn đối tác đầu tư liên doanh, liên kết.
Lập kế hoạch mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ hoạt động SXKD.
Báo cáo thường xuyên về tình hình chiến lược, những phương án thay thế và cách hợp tác với các khách hàng.
Nghiên cứu về thị trường, đối thủ cạnh tranh.
Xây dựng cách chiến lược PR, marketng cho các sản phẩm theo từng giai đoạn và đối tượng khách hàng.
Xây dựng chiến lược phát triển về thương hiệu

3. Phòng kế toán

Xây dựng hệ thống kế toán của DN.
Cập nhật và nắm bắt các luật thuế, chính sách thuế mới ban hành nhằm đáp ứng đúng theo quy định của pháp luật.
Quản lý các chi phí đầu vào, đầu ra của công ty.
Có trách nhiệm báo cáo về tình hình tài chính của công ty cho lãnh đạo khi có yêu cầu
Nắm bắt tình hình tài chính và có tham mưu kịp thời cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các quyết định.
Giải quyết các chế độ tiền lương, thưởng, thai sản…
Quản lý doanh thu, lượng hàng, công nợ, hàng tồn kho, tài sản cố định…
Thanh toán hợp đồng, tham gia đàm phán các hợp đồng kinh tế.

4. Văn phòng đại diện

Nghiên cứu thị trường tại nơi đặt văn phòng đại diện để có những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Xem xét và thực hiện các hợp đồng đã ký kết.
Có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động của văn phòng đại điện với công ty tổng.
Xây dựng thương hiệu.
Kết hợp chặt chẽ với công ty tổng để có những phương án kịp thời.
Tự lên kế hoạch và có phương án tuyển dụng nhân sự cho chi nhánh.