luật Quản Lý Thuế

Lượt xem2336
Cập nhật 10/03/2017
Quản lý thuế là khâu tổ chức, phân công trách nhiệm cho các bộ phận trong cơ quan thuế, xác lập mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận một cách hữu hiệu trong việc thực thi các chính sách thuế. Công tác quản lý thuế để ngày một nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả thu cho ngân sách nhà nước, góp phần khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao ý thức tự giác nộp thuế cho đối tượng nộp thuế và phải coi đó như một bổn phận và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế


Một số vấn đề sửa đổi, bổ sung

Bên cạnh những kết quả quan trọng đạt được khi thực hiện Luật Quản lý thuế, thực tế đã phát sinh một số vấn đề cần phải sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện Luật cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Cụ thể như: Thực hiện Đề án 30 về Đơn giản hoá thủ tục hành chính phải tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế, đi đôi với việc tạo cơ sở pháp lý để thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thuế như kê khai thuế điện tử, hải quan điện tử; Việc thay đổi và bổ sung của các luật chính sách thuế, và những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn thực hiện Luật Quản lý thuế cho thấy có những nội dung chưa cụ thể, chưa phù hợp và chưa sát thực tế.
Việc sửa đổi Luật Quản lý thuế nhằm đáp ứng các yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế, khắc phục một số vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để bảo đảm thực hiện đồng bộ, đảm bảo tính thống nhất của Luật. Yêu cầu đặt ra trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế trong bối cảnh hiện nay phải phù hợp với quá trình phát triển kinh tế thị trường, chủ động đáp ứng xu hướng, yêu cầu hội nhập quốc tế.
Vì vậy, để tăng cường tính hiệu lực, khả thi và để thống nhất với các văn bản có liên quan, nên Luật cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung; Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Về tần suất khai thuế
Luật Quản lý thuế hiện hành chỉ cho phép kê khai thuế theo tháng, năm và từng lần phát sinh; gia hạn thời gian nộp thuế 05 ngày, thời hạn giải quyết hoàn thuế trước kiểm tra sau 15 ngày; thời hạn giải quyết đối với trường hợp kiểm tra trước, hoàn thuế sau 60 ngày. Các quy định này cần được sửa đổi, bổ sung để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) giảm thiểu chi phí tuân thủ pháp luật thuế phù hợp với sản xuất kinh doanh.
Cải cách công tác hoàn thuế
Dự thảo cũng rút ngắn thời hạn giải quyết đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc; giảm thời hạn giải quyết đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau”, từ 60 ngày xuống 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ khai thuế từ 05 ngày làm việc ngày xuống 03 ngày làm việc
Về chây ì, nợ thuế đối với hàng xuất nhập khẩu
Theo Điều 42 của Luật hiện hành, thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu đã giúp DN chủ động và linh hoạt sử dụng các luồng tiền để nộp thuế. Tuy nhiên, do cơ chế thông thoáng trong thành lập DN và DN có thể không thường xuyên thực hiện xuất nhập khẩu nên có tình trạng lợi dụng quy định trên để chây ì, nợ thuế, sau đó bỏ trốn hoặc tự giải thể…
Đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
Nghị quyết của Chính phủ đã yêu cầu tạo thuận lợi cho DNNVV được kê khai thuế GTGT 03 tháng/lần, còn các DN lớn kê khai 01 tháng/lần. Theo quy định của Luật Quản lý thuế hiện hành, chỉ quy định kê khai theo tháng, khai theo năm hoặc theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, chưa có quy định khai theo quý.
Kết quả đạt được:
Báo cáo đánh giá tổng kết thực hiện Luật Quản lý thuế của Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận định: Luật Quản lý thuế đã có những thay đổi căn bản trong phương thức quản lý thuế theo hướng chặt chẽ, hiệu quả, thống nhất chính sách quản lý thu thuế; tạo sự đồng bộ, nâng cao tính rõ ràng, minh bạch; tăng cường vai trò kiểm tra giám sát của Nhà nước, xã hội trong công tác quản lý thuế; tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào NSNN...
Luật Quản lý thuế cũng chính là căn cứ pháp lý để ngành Thuế thực hiện cải cách hành chính về thuế, theo đó, đã kiến nghị và đơn giản hóa 271/330 thủ tục theo hướng đơn giản, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, tốn kém về thời gian, chi phí cho người nộp thuế; ban hành cơ chế cho phép DN tự in hóa đơn, tự chịu trách nhiệm, cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, từng bước hiện đại hóa, đẩy mạnh ứng dụng tin học trong quản lý thuế.
Cơ cấu nguồn thu đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, tỷ trọng nguồn thu nội địa (trừ dầu thô) trong tổng thu NSNN đã tăng từ 52% năm 2006 lên 63,4% năm 2010; tỷ trọng nguồn thu từ các cơ sở kinh doanh trong tổng thu nội địa tăng từ 64,8% năm 2006 lên 69% năm 2010. Quy mô thu NSNN ngày càng lớn, số địa phương có số thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng/năm đã tăng từ 21 địa phương năm 2006 lên 45 địa phương năm 2010, trong đó số tỉnh, thành phố có số thu trên 3.000 tỷ đồng/năm đã tăng từ 7 lên 17 địa phương; đặc biệt, từ năm 2011 đã có 13 địa phương tự cân đối được thu - chi trên địa bàn và có điều tiết về ngân sách trung ương. Riêng số thu của ngành Hải quan giai đoạn 2006-2011 đã đạt 809,74 nghìn tỷ đồng, bằng 125,8% dự toán (tương ứng vượt 165,94 nghìn tỷ đồng), tăng gấp 3,5 lần số thu giai đoạn 2000-2005.
Xem thêm tại: Phần mềm nhân sự Vhro