Kinh nghiệm đàm phán lương trong thời buổi kinh tế khó khăn

Lượt xem2733
Cập nhật 21/03/2017
Trong thời buổi kinh tế khó khăn, tìm được một công việc không hề dễ dàng. Vì thế, nhiều ứng viên ngần ngại, không dám thương lượng lương với nhà quản lý nhân sự của công ty. “Mức lương bạn mong muốn là bao nhiêu?” – đây là một câu hỏi rất khó trả lời. Thật ra, trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện tại, bạn vẫn có thể đạt được mức lương như mong muốn.
 
Hãy tham khảo những kinh nghiệm đàm phán lương sau đây:
 
1. Cập nhật thông tin về mặt bằng lương
Thương lượng lương như thương lượng bán một món hàng khó định giá, vì đó là sức lao động! Khi kinh tế suy yếu, các doanh nghiệp buộc phải thận trọng hơn khi lập và sử dụng ngân sách, trong đó bao gồm cả quỹ lương.

Bạn có thể truy cập vào các website về giáo dục – đào tạo để theo dõi những bài viết giới thiệu về các ngành nghề trong xã hội với một số thông tin về mức lương hoặc các website tin tức về việc làm, cách tính lương để tìm kiếm thông tin lương có thể đăng kèm với vị trí tuyển dụng cũng như những chia sẻ về kinh nghiệm đàm phán lương trong khi đi phỏng vấn.

 
​2. “Thẩm định” chính xác giá trị của bản thân
Việc nhà quản lý nhân sự đòi hỏi ứng viên phải có khả năng đảm nhiệm nhiều công việc trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay cũng là điều dễ hiểu. Vì thế, bạn cần nắm chắc tất cả những giá trị mình có thể đóng góp cho công ty nếu được tuyển dụng như kỹ năng chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, thái độ tích cực và nghiêm túc… đây rất có thể sẽ là những yếu tố giúp bạn “ghi điểm” khi đàm phán lương với nhà quản lý và đồng thời cũng góp phần trong đánh giá chỉ số KPI của doanh nghiệp, từ đó giúp công ty hoạch định chiến lược phát triển.
[Tham khảoCách đánh giá KPI của doanh nghiệp

 
3. Nêu bật thế mạnh và thành tích của bạn
Hãy nhấn mạnh những thành tích bạn đã đạt được trong quá trình học, ví dụ như những học bổng, giải thưởng, các công việc bán thời gian bạn đã làm… bạn đã tích lũy được những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức nào phù hợp với vị trí ứng tuyển.

 
Thực tiễn chỉ ra rằng có nhiều người có cùng công việc, cùng năng suất lao động nhưng được hưởng mức lương khác nhau, thậm chí người làm tệ hơn, kém hơn, ít thâm niên hơn có khi lương cao hơn. Vậy do đâu, đơn giản là do khả năng thương lượng trong khi đàm phán lương với nhà quản lý nhân sự, họ đã dám nêu bật lên thế mạnh và thành tích của mình, yêu cầu một mức lương tương xứng với năng lực, gân ấn tượng với nhà quản lý. Những sở trường của bản thân phù hợp với vị trí ứng tuyển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức lương nhà quản lý quyết định trả cho bạn.
 
4. Chọn mức lương làm hài lòng cả đôi bên
 
Theo kinh nghiệm về đàm phán lương của những người đi trước , nếu nhà quản lý nhân sự của công ty đề cập đến việc đàm phán lương thì có nghĩa là họ đã khá ưng ý với bạn. Vì thế, lúc phỏng vấn ở một công ty sản xuất hàng tiêu dùng, anh T, chuyên viên quản trị mạng, đã rất vui mừng khi nghe câu hỏi : “Anh đề nghị mức lương ra sao?”. Tuy nhiên, anh vẫn cẩn thận tìm hiểu thêm thông tin từ nhà quản lý: “Trước khi bàn về mức lương của tôi, ông có thể cho tôi biết ngân sách của công ty dành cho vị trí này?”

Thông tin mà nhà quản lý đưa ra: “Mức lương dao động từ 400 – 500 USD nhưng còn tùy vào năng lực của ứng viên” làm anh hơi thất vọng vì mức lương anh mong muốn là 550 - 600 USD. Tuy nhiên, anh hiểu rằng vào thời điểm hiện tại không nên đòi hỏi quá nhiều ở công ty. Vì thế, anh trả lời: “Hiện nay, tôi kiếm được 490 USD/tháng. Cũng giống như hầu hết mọi người, tôi mong muốn cải thiện mức lương của mình. Mặt khác, đối với tôi, được làm công việc này đã là phần thưởng giá trị nhất. Vì thế, tôi đề nghị mức lương khởi điểm 500 USD/tháng”. Cuối cùng, nhà quản lý đã đồng ý với đề nghị này của anh.

Như các bạn thấy, anh T đã khéo léo chọn một con số vừa nằm trong khả năng chi trả của công ty, vừa không cách xa so với khoảng lương mình mong muốn. Nhờ vậy, cả hai bên đều hài lòng với mức lương này và đồng thời, qua việc khẳng định mình rất yêu thích công việc, anh còn gây thêm được thiện cảm cho nhà quản lý nhân sự của công ty.

 
5. Tham khảo thêm các chế độ đãi ngộ
Nhìn chung, trong thời buổi kinh tế như hiện nay khi mà mọi thứ đều trở nên khó khăn, chúng ta đi làm chủ yếu vì “động cơ tài chính”, nghĩa là muốn kiếm một khoản thu nhập để nuôi sống bản thân và gia đình. Tuy nhiên, các yếu tố khác như cơ hội đào tạo, tích lũy kinh nghiệm, niềm tự hào khi được làm việc cho một công ty tên tuổi … cũng không kém phần quan trọng.

Đặc biệt, ngoài lương chính thức ra, bạn bao giờ cũng được hưởng những khoản phụ cấp khác như tiền thưởng hàng năm, tiền trợ cấp … Vì vậy, bạn nên lưu ý đến những kinh nghiệm này khi đàm phán lương trong lúc đi phỏng vấn để có sự đánh giá toàn diện và đúng đắn hơn mà các đãi ngộ này mang đến cho bạn.
[Xem thêmĐàm phán lương với cấp trên khi công ty đang gặp khó khăn (nguồn: youtube)