Để thăng tiến trong công việc cần phải làm gì?

Lượt xem4056
Cập nhật 29/05/2017
Bạn là nhân viên trong một công ty, bạn  luôn hết mình với công việc hiện tại và luôn hoàn thành sớm nhất công việc được giao. Nhưng sau một thời gian,  thành tích của bạn chưa có gì nổi bật. Và bạn luôn thắc mắc: Tại sao bạn chưa được thăng chức? Bạn muốn thăng tiến nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu, cần trau dồi những kỹ năng gì? Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây nhé.
Trở thành nhân viên không thể thiếu
Nghĩa là trở thành cánh tay phải của sếp và khiến sếp của bạn thấy rằng bạn là nhân viên không thể thay thế. Để làm được điều này bạn cần phải trở thành người không chỉ có năng lực mà còn là người luôn sáng tạo trong công việc: tạo ra những đề án tuyệt vời mang lại khoản lợi nhuận cao cho công ty, luôn là người  đưa ra các giải pháp nhân sự tối ưu và được các bạn đồng nghiệp yêu mến, tôn trọng. Với việc kết hợp tất cả những “mẹo” trên chắc chắn bạn sẽ được cất nhắc lên vị trí cao hơn một cách nhanh chóng.

 Hãy thay đổi cảm giác về công việc 
Các nhà quản lý nhân sự thường đặt ra các mục tiêu cụ thể trong công việc như tăng thêm thị phần hoặc gặp thêm bao nhiêu khách hàng. Trong khi tập trung theo đuổi các mục tiêu định lượng này, họ không thể đạt được mục tiêu lâu dài hoặc những việc có thể thực sự giúp họ chẳng hạn như các mối quan hệ quan trọng.
Để cải thiện công việc của bạn một cách năng động là suy nghĩ một cách cảm tính hơn và quyết định thay đổi thái độ với các mục tiêu nghề nghiệp. Ví dụ, thay vì nói bạn muốn cải thiện thị phần, bạn có thể hướng tới việc cảm nhận khách hàng theo cách khác. Việc này có nghĩa là bạn phải dành thêm thời gian cho khách hàng và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của họ. Thay vì cố gắng có thêm những mối liên lạc mới, có thể bạn muốn gắn bó hơn với các mối quan hệ đã có. Theo hướng này, bạn sẽ có được những mối quan hệ có ý nghĩa hơn.
Để thực hiện thay đổi này, bạn nên tìm hiểu lý do tại sao bạn đang chững lại hoặc không tiến lên được nữa. Có phải vì bạn đổ lỗi cho người khác về những vấn đề trong bộ phận mình thay vì xem lại phong cách quản lý của bản thân. Hãy quan sát nhiều hơn và cởi mở hơn thay vì kiểm soát họ để có được nhiều ý tưởng hơn.

Phát triển bản thân trong vai trò mới: 
Trước khi bạn yêu cầu được thăng tiến, hãy dành một thời gian dài để chuẩn bị chu đáo mọi việc. Tốt nhất là bạn nên quan sát xem loại công việc nào phù hợp mà bạn đang muốn làm, những chiến lược cần thiết để công việc đó đạt hiệu quả cao và hãy làm việc theo hướng đó. Khi cảm thấy mọi thứ đã phù hợp, đâu vào đấy, bạn hãy tiến hành những nhiệm vụ cụ thể cho công việc bạn đang theo đuổi. Nhưng dù sao cũng nên cẩn thận, đừng vì thế mà gạt bỏ mọi lời khuyên hữu ích của những người có kinh nghiệm đi trước.

Làm việc "face-to-face": 
Dù đang sống trong thời đại công nghệ cao nhưng làm việc từ xa thông qua chat, email... không phải là một ý tưởng hay nhất là khi bạn đang muốn được thăng chức. Tốt nhất là nên đối diện, đối thoại trực tiếp với mọi người để có thể tìm hướng đi tốt nhất cho công việc một cách nhanh chóng.

 Gây ấn tượng tốt với sếp:
 Tìm hiểu xem sếp đang muốn gì và liệu bạn có thể giúp được gì không. Nếu bạn thực sự quan tâm đến mong muốn của sếp, nghĩa là bạn đang gây được ấn tượng tốt trong lòng sếp và cơ hội nghề nghiệp chắc chắn sẽ đến với bạn.
Có thể, những gợi ý trên đây chẳng còn xa lạ gì với bạn nhưng hãy nghĩ xem, bạn đã bao giờ nghiêm túc suy nghĩ về hiệu quả của chúng hay chưa. Tất nhiên, để có thể thăng tiến trong công việc, yêu cầu về năng lực luôn đặt lên hàng đầu, nhưng bên cạnh đó, bạn cũng đừng quá coi như những vấn đề tưởng như nhỏ nhặt xung quanh.
 
 Xác định chính xác điều bạn muốn:
  Bạn không thể đạt được những mục tiêu mà bạn không nhìn thấy. Hãy xác định rõ công việc mà bạn yêu thích và kiên trì theo đuổi nó.
 Nếu không thực sự yêu thích công việc thì lòng đam mê, sự hăng say và nhiệt tình cống hiến trong bạn sẽ bị "dập tắt". Bạn chẳng còn động lực nào để vượt qua những khó khăn, thất bại trong từng công việc mà bạn thực hiện mỗi ngày.

Tự tiếp thị trong công ty:
Nếu bạn làm việc rất hiệu quả mà cấp trên dường như không nhận ra bạn, có lẽ bạn chưa bộc lộ đủ về bản thân. Có rất nhiều người âm thầm về các thành tích của mình nên họ không được chú ý lắm. Nếu bạn muốn được công nhận, đôi khi bạn cần phải lên tiếng.
Có rất nhiều cách để có thể ngầm thông báo thành tích của bạn mà không tỏ ra khoe khoang hay kiêu căng.  Chẳng hạn như bạn có thể khen ngợi một nhân viên thuộc bộ phận mình qua thư gửi cho sếp và các trưởng phòng ban khác hay trong một cuộc họp. Công nhận thành tích của họ sẽ làm tăng hình ảnh của bạn là người phụ trách họ.