Bảo hiểm xã hội trong những năm vừa qua có những thay đổi gì

Lượt xem2539
Cập nhật 10/03/2017
BHXH Là gì ?
 
Theo Điều 3 Luật BHXH: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH".
 
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO?
Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 mới nhất (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) theo Quyết định 959/QĐ-BHXH giúp các bạn kế toán cũng như các doanh nghiệp nắm chắc được về mức đóng bảo hiểm. Bên cạnh đó, mức lương đóng bảo hiểm này còn giúp biết được đối tượng đóng bảo hiểm xã hội, thời hạn đóng bảo hiểm xã hội,... mới nhất, theo quy định của các văn bản pháp luật hiện hành hiện nay.


1.Đối tượng là người lao động làm việc chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định:

Theo quy định tại Thông tư số 42/2016/TT-BLĐTBXH, đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP là người lao động đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian tham gia BHXH, có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, BHXH một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01/01/2017 đến ngày 31/12/2017, thì tiền lương tháng đã đóng BHXH đối với đối tượng này sẽ được điều chỉnh.

Từ 1/1/2018 trở đi, người lao động đóng bảo hiểm dựa trên mức lương, phụ cấp và nhiều khoản bổ sung khác ghi trong hợp đồng lao động. Người lao động sẽ đóng 8% và doanh nghiệp đóng 18%, chiếm 26% lương hàng tháng.

Người lao động đóng BHXH, BHYT theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH, BHYT là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động. 

Tỷ lệ % đóng BHXH, BHYT, BHTN được thể hiện tại bảng:
2. Đối tượng là người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quyết định:

Chính phủ vừa ban hành NĐ 134/2015/NĐ-CP về BHXH tự nguyện. Ngoài quy định tỉ lệ hưởng hưu trí và tử tuất giống NĐ 115/2015/NĐ-CP về BHXH bắt buộc, NĐ 134/2015/NĐ-CP có nhiều ưu điểm: Phương thức và thời gian đóng BHXH linh hoạt, không giới hạn tuổi tham gia, người tham gia được hỗ trợ của Nhà nước.

Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tìm hiểu phần mềm VHRO tính lương tự động theo ngạch bậc.Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.

Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật về tiền lương.

Điểm khác biệt cơ bản của quy định BHXH tự nguyện với BHXH bắt buộc là cơ chế tham gia. Nếu như BHXH bắt buộc gắn với mối quan hệ người sử dụng lao động và người lao động. Trong đó các bên phân chia mức đóng BHXH với tỉ lệ khác nhau. Với BHXH tự nguyện, cơ chế tham gia chỉ có duy nhất người lao động đóng BHXH.

Cán bộ, công chức, viên chức không thuộc đối tượng đóng BHTN nên bảng số liệu chỉ thể hiện tỷ lệ % đóng BHXH, BHYT:
Tóm Lại: Với những số liệu cũng như biểu đồ ở trên ta thấy được sự biến động trong mức đóng BHXH qua các năm. Việc tăng mức đóng BHXH là rất hợp lý, người lao động sẽ có tích lũy lâu dài, về già sẽ nhận được lương hưu nhiều hơn so với hiện nay. Đặc biệt với cách tính bảo hiểm từ năm 2016 trở đi, quyền lợi của người lao động sẽ tăng, bởi mức hưởng sau này dựa trên mức đóng và thời gian đóng. Đóng càng cao thì hưởng lương hưu sau này càng nhiều.

Xem thêm tại: Phần mềm nhân sự Vhro