Bạn có đủ điều kiện để làm nghề nhân sự?

Lượt xem3489
Cập nhật 29/05/2017
Bạn có đủ điều kiện để làm nghề nhân sự?
 
Hiện nay, nhân sự là nghề đang “nóng”, một trong những ngành đang thu hút nhiều người tham gia. Vậy nghề nhân sự là gì?
Bất cứ lãnh vực gì, bạn cũng phải hiểu rõ tính chất công việc đó là gì? Để khỏi mơ hồ ảnh hưởng đến định hướng tương lai bạn nên tìm hiểu thật kĩ trước khi dấn thân vào.
Nói 1 cách khái quát nhất thì nghề nhân sự là làm tất cả mọi công việc trong công ty và mọi người trong công ty để hoàn thành tốt công việc.
Nhân sự không đơn giản là tuyển dụng đào tạo, lương thưởng, BH, mà là tất cả mọi thứ.
Vậy làm nghề nhân sự cần tố chất nào???
 
1.Thích làm việc với con người.
1/ Yêu thích làm việc với con người: khi quyết định chọn nghề, bạn nên xác định bản thân muốn làm việc với đối tương lao động nào (những bạn yêu thích con số sẽ thích hợp với nghề Kế toán, Kiểm toán, những bạn yêu thiên nhiên sẽ thích hợp làm việc trong ngành Nông lâm, nghiên cứu về động, thực vật, v.v…, những bạn yêu thích làm việc với con người nên chọn những nghề như giáo viên, chuyên viên tâm lý, nhân sự…). Nếu bạn không thích làm việc với con người, bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn khi phải đảm nhiệm những công việc phải tiếp xúc hàng ngày và thường xuyên với mọi người như tuyển dụng, đào tạo, giải quyết quan hệ lao động…
2.Sống bằng trái tim.
Cho dù bạn đã hay chưa làm nghề nhân sự thì chính bạn phải nên biết rằng tại sao bạn lại chọn nghề này. Nếu như làm kinh doanh cần đạo đức người kinh doanh, nhà giáo cần cái tâm của nghề dạy trò, thì nghề nhân sự cần sống vì trái tim. Bởi vì công việc của chúng ta là liên quan đến con người. Và con người thì sống theo cảm xúc, dễ thay đổi,luôn ở thể động. Theo nghề nhân sự, bạn sống bằng trái tim, trái tim sẽ dẫn dắt bạn, sẽ hướng đến nhưng điều tốt đẹp nhất cho người khác. 
Sống bằng trái tim cũng tốt cho trái tim của bạn, nó sẽ giúp bạn sống lâu hơn.
3/ Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn hiểu.
Sẽ được cảm giác tôn trọng khi được mọi người lắng nghe ý kiến của mình,.Và Mọi chuyện sẽ dễ dễ dàng hơn nếu nếu bạn biết cách lắng nghe ý kiến của người khác.Mọi vấn đề nang giải sẽ được giải quyết, Công việc của bạn sẽ suôn sẻ và đặc biệt hơn sẽ được yêu mến và giúp đỡ từ các đồng nghiệp xung quanh.
4/ Kỹ năng thuyết trình: Làm nghề nhân sự, bạn sẽ phải thường xuyên đứng trước đám đông để trình bày một chính sách mới, dự án mới.Vì vậy nên nói năng lưu loát, rành mạch, tự tin là một lợi thế.
 
5/ Kỹ năng thương thuyết: bạn phải sử dụng kỹ năng này rất nhiều, đặc biệt khi bạn phải thương lượng mức lương cho nhân viên mới, thuyết phục cả nhân viên lẫn ban Giám đốc để giải quyết tranh chấp và xung đột lao động, v.v...
6/ Kỹ năng làm việc nhóm: là những cách thức khiến nhiều người cùng thực hiện tốt một nhiệm vụ và hướng đến mục tiêu chung. Cách làm việc này sẽ giúp các cá nhân bổ sung những thiếu sót cho nhau và hoàn thiện bản thân mình. Đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản, bạn không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần (đơn giản vì khối lượng công việc quá nhiều). 
 
7/ Khả năng thuyết phục - truyền đạt: Vì bạn sẽ phải giải thích và thuyết phục mọi người về ứng viên mà bạn chọn. Khi phát sinh một số vấn đề về nhân sự như tăng hoặc cắt giảm nhân viên hoặc lương thưởng, bạn sẽ phải thuyết phục và chứng minh được với ban lãnh đạo hoặc người lao động về quyết định của mình là đúng và hợp lý. Bạn phải truyền đạt thông tin giữa người lao động và ban giám đốc chính xác và chân thực, để đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn.
8/ Sự công bằng – trung thực: Nếu không có tố chất này thì rất dễ xảy ra tiêu cực trong phòng nhân sự. Vì bạn nắm cán cân về chính sách nhân sự, lương thưởng, kỷ luật. Bạn không được để "cảm tình cá nhân" ảnh hưởng tới các quyết định trong công việc. Nếu không nhân viên trong công ty sẽ có những kiến nghị về chế độ gay gắt, điều này rất dễ gây sự mất ổn định nhân sự và không khí trong công ty.
9/ Nhạy bén trong việc hiểu tâm lý người khác: nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp bạn rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì bạn dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng "nhảy việc".
10/ Kỹ năng giảng dạy, quản lý: vì đây là một trong những công việc chủ yếu của công tác nhân sự.
11/ Kỹ năng xử lý tình huống: Trong quá trình làm việc, bạn sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động và doanh nghiệp. Bạn phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Người làm HR cần có một "cái đầu tỉnh và một trái tim nóng".
Đối với mỗi lĩnh vực trong quản lý nhân sự sẽ đòi hỏi những tố chất khác nhau nhưng nếu bạn muốn thành công trong công tác quản trị nguồn nhân lực thì những tố chất trên là những điều kiện tiên quyết cần phải có.
Xem thêm https://www.phanmemnhansu.vitda.com